Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Cách đi bộ đúng?


Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Đây là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi khi mà người thì bảo không người thì cho rằng nên. Xem qua bài viết sau đây của Kiến Thức Làm Đẹp để biết câu trả lời là gì nhé!

Bị thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không?

Đầu gối là bộ phận phức tạp trên cơ thể với nhiều xương, cơ, gân và dây chằng cùng hoạt động một lúc để giúp chuyển động nhịp nhàng và ổn định. Đây là nơi chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể nên dễ gặp vấn đề nhất.

Sụn là nơi bảo vệ khớp xương khỏi những tác động từ bên ngoài nhưng nơi này lại không trực tiếp nhận dưỡng chất từ máu. Đặc biệt khi khớp gối bị thoái hóa thì sụn khớp càng khó nhận dinh dưỡng để phục hồi hư tổn.

Vì thế câu trả lời cho việc bị thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không là “Có”. Đi bộ là hình thức vận động khớp nhẹ nhàng giúp sụn nhận đủ dưỡng chất cần thiết để hồi phục thương tổn. Tuy nhiên, cần lưu ý là đi bộ đúng cách nhé nếu không sẽ gây ra tác dụng ngược đấy!

thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Có nhưng phải đúng cách nhé
thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Có nhưng phải đúng cách nhé

Tác dụng của đi bộ đối với người bị thoái hoá khớp gối

Bạn đã có đáp án cho câu hỏi thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không. Tuy nhiên, thực tế rằng họ có xu hướng ít vận động bởi đau nhức khiến họ muốn ở yên một chỗ. Đây là những lợi ích từ việc đi bộ mà họ nên biết:

Tăng khả năng vận động và đi lại

Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân chính dẫn tới hư hỏng sụn khớp. Hậu quả là khiến bạn bị đau nhức, cứng khớp, khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt thường ngày.

Nếu bạn thực hiện đi bộ đúng cách sẽ giúp máu lưu thông tới đầu gối nhiều hơn. Từ đó kích thích tăng dịch khớp và bổ sung dưỡng chất cho màng hoạt dịch.

Đây chính là hai yếu tố quan trọng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sụn khớp. Sau khi sụn khớp được phục hồi sẽ tăng khả năng đi lại và vận động ở người bệnh.

Tăng cường sức mạnh cho đôi chân

Đi bộ là cách xây dựng cơ bắp xung quanh khớp, nhờ đó giảm bớt áp lực lên đầu gối. Điều này khiến cho khớp gối bớt đau nhức, đồng thời đôi chân khỏe hơn nên di chuyển nhanh và dứt khoát hơn.

Đi bộ tăng cường cơ bắp cho đầu gối từ đó giúp vận động linh hoạt hơn
Đi bộ tăng cường cơ bắp cho đầu gối từ đó giúp vận động linh hoạt hơn

Giảm cân và giảm sức ép lên đầu gối

Cơ thể thừa cân sẽ tạo sức ép lớn lên đầu gối, khiến cơ và xương ở đây bị tổn thương về lâu dài. Muốn giảm bớt áp lực lên vùng bị tổn thương, bạn cần thường xuyên đi bộ để kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.

Điều này giúp quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra chậm hơn, giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Cách đi bộ đúng cho người bị thoái hóa khớp gối thế nào?

Sau khi đã trả lời được câu hỏi bị thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không, nhiều người chắc chắn sẽ lựa chọn hình thức tập luyện này. Tuy nhiên, họ cần thực hiện đúng cách để an toàn cho xương khớp và sức khỏe. Sau đây là một số hướng dẫn đi bộ dành cho người bị thoái hóa khớp:

Xây dựng lịch đi bộ hợp lý

Người bị vấn đề về khớp không nên đi bộ quá lâu nên mỗi lần tập chỉ nên kéo dài từ 20 – 30 phút. Mỗi tuần nên duy trì tập từ 4 -5 buổi, dành thời gian cuối tuần để nghỉ ngơi để khôi phục cơ bắp, tránh tập quá sức tạo ra sức ép khiến đầu gối bị đau nhức hơn.

Người mới bắt đầu nên đi bộ chia nhỏ thời gian tập để đầu gối quen với sự thay đổi vận động. Mỗi lần chỉ đi bộ khoảng 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần như vậy.

Người đau khớp gối nên duy trì đi bộ khoảng 30 phút mỗi lần tập
Người đau khớp gối nên duy trì đi bộ khoảng 30 phút mỗi lần tập

Đi bộ với độ chậm sẽ tốt hơn

Tốc độ ảnh hưởng tới đầu gối của bạn, nếu đi quá nhanh sẽ khiến lực tác động lên gối mạnh có thể gây ra tổn thương sâu.

Điều này rất bất lợi, không những khiến tình trạng đau nhức ra tăng mà còn khiến bạn chán nản không muốn tập luyện. Nên duy trì nhịp độ nhẹ nhàng sẽ khiến đầu gối dễ chịu hơn.

Đi bộ trên những bề mặt phẳng để đảm bảo an toàn

Mặt phẳng ít sỏi đá, không có hố ga sẽ an toàn hơn trong quá trình bạn đi bộ. Tránh những nơi trơn trượt dễ té sẽ gây chấn thương cho đầu gối và chân.

Tốt nhất, bạn nên đi bộ trên máy ở nhà sẽ an toàn hơn, không gặp vận cản trong suốt quá trình tập. Thêm vào đó, bạn còn kiểm soát được tốc độ để tránh gây tổn thương cho khớp gối. Với máy chạy bộ, người dùng có thể điều chỉnh bài tập phù hợp thông qua phím bấm trên màn hình.

Đi bộ trên máy giúp người bệnh kiểm soát được tốc độ hợp lý
Đi bộ trên máy giúp người bệnh kiểm soát được tốc độ hợp lý

Lắng nghe cơ thể của mình

Quan trọng nhất là bạn cần lắng nghe cơ thể trong quá trình tập luyện. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau bạn nên dừng đi bộ ngay, tìm một chỗ ngồi nghỉ ngơi:

  • Đột ngột đầu gối bị sưng tấy rất đau
  • Cơn đau kéo dài, bạn không thể đứng vững trên mặt đất
  • Nghe thấy tiếng rắc rắc ở đầu gối, cảm thấy cơn đau tăng dần theo từng bước đi

Nếu tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng, bạn cần tới ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không. Nhìn chung việc đi bộ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích nên hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé! Đừng quên xem thêm các thông tin khác về đi bộ trong web của Kiến Thức Làm Đẹp nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan