Chạy bộ bị đau bụng phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?


Chạy bộ là bộ môn thể dục đơn giản, được rất nhiều người yêu thích tập luyện. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp thuận lợi ngay từ đầu khi tiếp xúc với bộ môn này. Trong đó, rất nhiều người tập cho rằng họ thường xuyên gặp tình trạng khi chạy bộ bị đau bụng. Vậy vì sao chạy bộ lại bị đau bụng, nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Vì sao mới chạy bộ bị đau bụng? Nguyên nhân từ đâu?

Bị đau bụng khi chạy bộ là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Thông thường, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng chạy bộ bị đau bụng, trong đó, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là:

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng khi chạy bộ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng khi chạy bộ

Đau bụng do bệnh lý

Khi chạy, các cơ phải vận động và co bóp mạnh mẽ. Vì thế mà những người có bệnh lý về viêm xương khớp, viêm cơ, các vấn đề về dây thần kinh bụng dưới hay co thắt cơ hoành có thể sẽ cảm thấy các cơn đau thắt vùng bụng mỗi khi tập luyện. Những trường hợp này, tốt nhất chúng ta nên hỏi kỹ bác sĩ xem thể trạng của mình có thích hợp tập bộ môn chạy bộ hay không, đồng thời có thể thử chuyển từ chạy bộ sang chạy chậm hoặc đi bộ để xem các cơn đau có giảm bớt hay không.

Không khởi động trước khi chạy

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chạy bộ bị đau bụng đó là không khởi động trước khi tập luyện. Theo các chuyên gia thể thao, bước khởi động tuy chỉ chiếm khoảng 5 phút nhưng lại có vai trò vô cùng lớn giúp buổi tập diễn ra được thuận lợi và tránh các chấn thương, đau lưng, đau bụng khi tập luyện. Vì vậy, khởi động kỹ các khớp, giãn cơ và làm nóng cơ thể sẽ giúp chuyển động cơ thể được linh hoạt hơn, đánh thức cơ bắp và hạn chế đau xóc bụng.

Luyện tập quá sức

Luyện tập quá sức có thể gây ra đau bụng
Luyện tập quá sức có thể gây ra đau bụng

Luyện tập quá sức, nôn nóng hay chạy bộ quá phấn khích không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể là một nguyên nhân gây co thắt các cơ ngực, cơ hoành, dẫn đến tình trạng đau thắt vùng bụng khi chạy. Nhất là với những người mới tập, nếu chưa biết cách làm chủ nhịp thở khi chạy thì nên tránh chạy cường độ quá cao để giảm co thắt cơ hoành ngực khi nhịp thở tăng nhanh bất thường dẫn tới đau bụng.

Thở sai kỹ thuật

Hít thở sai cách là nguyên nhân khá phổ biến của tình trạng chạy bộ bị đau bụng. Khi chạy, cơ thể cần một lượng lớn oxy trong suốt quãng đường chạy. Vì vậy nếu thở quá nông, thở ngắn dẫn tới oxy không đủ và cơ hoành phải làm việc liên tục để lấy thêm oxy dẫn tới các hiện tượng đau rút vùng bụng, ngực. Ngoài ra, hít thở sai cách cũng có thể khiến người chạy dễ bị chuột rút, đau cơ tay, chân và mau cạn kiệt thể lực khi chạy bộ.

Tư thế chạy chưa chính xác

Chạy không đúng tư thế hay dáng chạy chưa chuẩn xác có thể gây ra tình trạng chạy bộ bị đau bụng. Thông thường, những người mới chạy thường có xu hướng khom người hay gập người nhiều về phía trước để chạy nhanh hơn. Điều này dẫn tới cơ thể khó thăng bằng hơn, lãng phí thể lưng và gây áp lực lên màng bụng khi chạy, dẫn tới tình trạng đau tức vùng bụng mỗi khi tập luyện.

Ăn uống không đúng cách khi tập

Các nguyên nhân liên quan tới việc ăn uống trước khi tập cũng có thể trực tiếp dẫn tới vấn đề chạy bộ bị đau bụng. Các lỗi thường mắc như ăn quá no trước khi tập, không uống nước hay uống quá nhiều nước cùng lúc dễ gây sức ép lên vùng cơ hoành, cơ liên sườn, dẫn tới cảm giác đau tức vùng bụng và thậm chí có thể tác động tiêu cực tới dạ dày cũng như hoạt động tiêu hóa.

Cần làm gì để tránh bị đau bụng khi chạy bộ?

Để có thể hạn chế được tình trạng chạy bộ bị đau bụng, bạn có thể thực hiện một số bí quyết đơn giản sau đây trong quá trình tập.

Một số mẹo giúp chạy bộ không bị đau bụng
Một số mẹo giúp chạy bộ không bị đau bụng
  • Dành khoảng 5 phút trước buổi tập để khởi động nhẹ nhàng toàn bộ các khớp, giãn cơ và làm nóng cơ thể.
  • Bắt đầu bài tập với việc chạy bộ nhẹ nhàng với tốc độ chậm trước, sau đó tăng dần tốc độ tùy theo khả năng.
  • Tập với cường độ vừa phải, nên chạy bộ khoảng 30 – 45 phút và tập 3 – 4 buổi/tuần là hợp lý, không nên tập quá nhiều, quá sức.
  • Kiểm soát nhịp thở đúng khi chạy, giữ hơi thở đều, hít sâu, thở nhẹ, đôi chân tiếp đất cùng nhịp thở (khi chạy chậm: 3 nhịp vào, 2 nhịp thở ra; chạy nhanh với 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra).
  • Bổ sung nước khi tập luyện, uống từng ngụm nhỏ và chia thành nhiều lần.
  • Giữ tư thế chuẩn khi chạy, lưng thẳng, người đổ nhẹ về phía trước, vai thả lỏng và đánh tay thoải mái khi chạy.
  • Ăn nhẹ một chút trước khi chạy 30 – 60 phút với trái cây hoặc đồ ăn dễ tiêu hóa.

Các hiện tượng có thể xảy ra khi chạy bộ bị đau bụng

Bị đau bụng khi chạy bộ là cách gọi cơn đau nói chung. Với mỗi một nguyên nhân khác nhau thì cơn chạy bộ bị đau bụng có thể dẫn tới các hiện tượng khác nhau, trong đó phổ biến là các hiện tượng sau:

Tình trạng đau bụng khi chạy bộ nếu không xử lý có thể dẫn tới nhiều hiện tượng liên quan
Tình trạng đau bụng khi chạy bộ nếu không xử lý có thể dẫn tới nhiều hiện tượng liên quan
  • Co thắt vùng bụng, cơ hoành ngực trái hoặc phải, cơn đau tăng khi chạy nhanh và có thể giảm bớt khi ngừng chạy.
  • Hiện tượng đau hông do co thắt bụng và đánh tay không đúng khi chạy.
  • Đau xóc bụng do uống quá nhiều nước hay uống nước liên tục trong một lúc, gây áp lực lên các dây chằng.
  • Đau dạ dày do việc ăn no hay ăn đồ khó tiêu trước khi chạy bộ.
  • Đau bụng và tức ngực, tim đánh trống do thở ngắn, cơ thể thiếu oxy.
  • Đau tức màng bụng do gập người, cúi người khi chạy.

Trên đây là các thông tin của Kiến Thức Làm Đẹp xoay quanh vấn đề chạy bộ bị đau bụng mà nhiều người chạy đang gặp phải. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn đọc những kiến thức bổ ích để hiểu rõ và phòng tránh được các cơn đau bụng xảy ra khi chạy bộ.

Xem thêm bài viết:

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan