Chạy bộ bị đau ống chân xử lý thế nào? Nguyên nhân do đâu?


Với những người mới làm quen với chạy bộ thì rất dễ rơi vào tình trạng bị đau mỏi ống chân. Vậy tại sao chạy bộ bị đau ống chân, nên tìm cách xử lý như thế nào để loại bỏ cơn đau? Cùng khám phá câu trả lời chuẩn xác nhất trong bài viết sau đây bạn nhé!

Nguyên nhân dẫn đến chạy bộ bị đau ống chân là gì?

Để xác định phương pháp pháp xử lý đối với tình trạng chạy bộ bị đau ống chân, đôi khi bạn cũng phải nắm bắt được nguyên nhân vì sao lại xảy ra vấn đề này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chạy bộ bị đau ống chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chạy bộ bị đau ống chân
  • Do căng cơ khi luyện tập: Cơ bắp ở phận ống chân sẽ liên tục phải gồng lên và chịu áp lực của toàn bộ cơ thể khi chạy. Do đó nó cũng có thể làm cho bạn cảm giác bị đau mỏi gối chân nếu chạy liên tục trong thời gian dài.
  • Do địa hình chạy bất lợi cho xương khớp: Chạy bộ trên các địa hình dốc hoặc bề mặt gồ ghề có thể làm cho chân bị đau. Khó giữ thăng bằng trên đường chạy hay dễ bị ngã hơn nhiều so với chạy trên đường phẳng.
  • Do các vấn đề bệnh lý về xương khớp: Đôi khi tình trạng chạy bộ bị đau ống chân cũng xảy ra do một số vấn đề về xương khớp, đặc biệt là đối với những người từng bị gãy xương hoặc rạn nứt xương ống chân.
  • Giày chạy không vừa chân: Bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều sức lực để cố gắng điều khiển đôi chân chạy bộ một cách ổn định trong khi đang đeo một đôi giày chạy quá rộng. Vì thế không có gì khó hiểu khi cảm giác đau mỏi ống chân xuất hiện sau thời gian ngắn.
  • Chạy bộ sai cách: chạy quá sức, cường độ quá mạnh, không khởi động, sải chân quá dài cũng là một trong những lý do khiến cho chạy bộ bị đau ống chân. Điều này thường xuyên xảy ra với những người chưa có kinh nghiệm tập luyện chạy bộ hoặc quá đặt nặng thành tích chạy bộ.

Ngoài ra cũng xuất hiện thêm rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng chạy bộ bị đau ống chân. Do đó bạn sẽ bắt buộc phải xác định được nguyên nhân trước khi áp dụng biện pháp xử lý để có được kết quả tập ổn định nhất.

Làm gì khi chạy bộ bị đau ống chân? Cách xử lý ra sao?

Nguy cơ bị xảy ra chấn thương khi chạy bộ là rất cao đối với người chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có thói quen tập luyện chạy bộ thường xuyên. Vậy nếu gặp phải tình trạng chạy bộ bị đau ống chân thì phải xử lý như thế nào? Hãy thử áp dụng một số cách sau đây để thấy được hiệu quả rõ rệt:

Tăng dần quãng đường chạy bộ

Đừng quá ham mê việc nâng cao thành tích chạy mũi mà lựa chọn khoảng cách đường chạy quá dài. Điều này chỉ gây ra áp lực lớn hơn lên đôi chân và khiến cho bạn có cảm giác bị đau một dữ dội hơn.

Bạn sẽ bị đau mỏi ống chân nếu chạy bộ với khoảng cách quá dài
Bạn sẽ bị đau mỏi ống chân nếu chạy bộ với khoảng cách quá dài

Cách tốt nhất để xử lý tình trạng chạy bộ bị đau chân khi mới bắt đầu là lựa chọn các bài tập có khoảng cách chạy hợp lý. Như vậy thì đôi chân của bạn sẽ có thời gian để thích nghi với đường chạy, đồng thời cũng giảm tỷ lệ bị đau một do áp lực của bài tập lên đôi chân. Đây là một trong những cách thức giảm thiểu nguy cơ chạy bộ bị đau ống chân được rất nhiều chuyên gia khuyến khích dành cho người mới bắt đầu.

Lựa chọn địa hình chạy bộ

Đôi khi tình trạng chạy bộ bị đau ống chân bắt nguồn từ việc bạn lựa chọn thực hiện các bài chạy ở trên địa hình dốc, hoặc đường chạy không bằng phẳng làm cổ chân bị gập quá mức.

Bạn nên thử thay đổi đường chạy bằng cách chạy trên các bề mặt phẳng hoặc tối ưu hơn nữa là chạy trên máy chạy bộ. Lựa chọn như vậy sẽ giúp cho phần cổ chân của bạn giảm thiểu tình trạng bị gặp khi chạy trên các bề mặt, Đồng thời giảm thiểu tối đa lực phản chấn lên ống chân.

Mang giày chạy phù hợp

Giày chạy bộ có phần đế quá cứng cũng sẽ làm cho cổ chân hoặc móng chân của bạn bị đau mỏi sau một thời gian chạy. Thậm chí những đôi giày có kích thước quá nhỏ sẽ làm cho các mạch máu của bàn chân bị bóp chặt, lâu dài gây đau các vùng trên chân.

Lựa chọn giày chạy bộ phù hợp với đôi chân và đường chạy
Lựa chọn giày chạy bộ phù hợp với đôi chân và đường chạy

Lựa chọn một đôi giày mới có phần đế mềm hơn và giảm thiểu lực tác động lên đôi chân sẽ là cách để không còn chạy bộ bị đau ống chân nữa.

Kết hợp với các môn thể thao khác

Nếu bạn cảm thấy chạy bộ bị đau ống chân và không có cảm giác đỡ đau khi chạy, hãy chuyển sang tập luyện các bài thể dục khác. Nên tập trung vào các bài tập thể lực hoặc bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp để cảm thấy bản thân khỏe hơn, ít bị đau mỏi hơn khi vận động với cường độ cao như chạy bộ.

Nghỉ ngơi hợp lý

Nhìn chung thì tình trạng chạy bộ bị đau ống chân sẽ xảy đến khi bạn thường xuyên chạy bộ trong thời gian dài hoặc chạy bộ với cường độ liên tục.

Hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ bắp hồi phục
Hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ bắp hồi phục

Điều này có thể giải quyết tương đối đơn giản nếu bạn sắp xếp cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giúp cho đôi chân và các vùng cơ bắp xung quanh có thời gian hồi phục. Nếu có một lịch trình tập luyện hợp lý thì bạn sẽ ít bị đau mỏi cơ bắp hoặc đau ống chân hơn khi chạy bộ.

Xử lý cơn đau tạm thời (nghỉ ngơi, chườm chân, massage…)

Ngoài ra thì bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp xử lý cơn đau cấp tốc như chườm chân bằng đá lạnh, xịt các loại thuốc giảm đau hoặc tối ưu hơn là massage chân. Với sự hỗ trợ của các thao tác chăm sóc này thì đôi chân của bạn sẽ nhanh chóng hồi phục, ít bị đau mỏi ống chân hơn.

Những lưu ý quan trọng để tránh chấn thương khi chạy bộ

Hãy chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau đây để không còn phải lo lắng quá nhiều về tình trạng chạy bộ bị đau ống chân:

Lưu ý một số vấn đề quan trọng nếu muốn tránh bị chấn thương khi chạy bộ
Lưu ý một số vấn đề quan trọng nếu muốn tránh bị chấn thương khi chạy bộ
  • Nên ưu tiên thực hiện các bài tập hỗ trợ rèn luyện cơ bụng thường xuyên và tập luyện tăng sức mạnh cốt lõi. Với sự hỗ trợ của các bài tập này thì bạn sẽ có được nền tảng thể lực tốt, khả năng vận động và chạy nhảy linh hoạt hơn là dồn toàn bộ lực di chuyển vào đôi chân.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, đứng ngồi là một trong những cách để giảm chấn thương khi chạy bộ. Nếu bạn cố gắng thay đổi thói quen đi đứng sinh hoạt về lâu dài đôi chân của bạn sẽ không phải chịu áp lực quá lớn.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, tăng cường canxi và vitamin D giúp tăng thêm mật độ xương khớp, giúp cho xương chắc khỏe và vận động dẻo dai hơn ở cường độ cao. Bạn cũng sẽ ít gặp phải chấn thương hoặc không bị gãy xương kể cả khi có bị va đập quá mạnh trong quá trình tập chạy bộ.
  • Massage chân thường xuyên sau khi tập là một cách giúp thư giãn cơ bắp ở đôi chân. Rất nhiều người áp dụng biện pháp massage cho biết họ không còn bị đau ống chân khi chạy bộ.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chủ đề chạy bộ bị đau ống chân, Kiến Thức Làm Đẹp hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc khi mới bắt đầu chạy bộ thể dục. Hãy cố gắng tập luyện chạy bộ sao cho hợp lý và không còn bị chấn thương như trước, chúc bạn thành công!

Xem thêm bài viết:

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan