Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không? Chạy thế nào cho đúng?


Chạy bộ là hình thức rèn luyện cơ thể đơn giản được nhiều người chọn. Tuy nhiên, người bị đau khớp gối có nên chạy bộ không? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của vì tập luyện là hình thức tốt giúp phục hồi chức năng của cơ thể. Trong bài viết này, Blog Kiến Thức Làm Đẹp sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về chạy bộ khi bị đau khớp gối.

Tại sao chạy bộ lại khiến khớp gối bị đau?

Trên thực tế, đau đầu gối là hiện tượng phổ biến ở những người chạy bộ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như: tập luyện quá sức dẫn tới chấn thương đầu gối, chạy bộ sai tư thế gây ảnh hưởng tới đầu gối, người thừa cân, béo phì…

Tập luyện quá sức dẫn tới chấn thương đầu gối

Khớp gối của bạn là nơi phải chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể và lực tác động do chạy bộ sinh ra. Do đó, các cơ ở gối liên tục phải hoạt động co duỗi để phối hợp với chân trong từng bước chạy. Nếu bạn tăng tốc độ, quãng đường hoặc buổi tập thì đầu gối của bạn sẽ chịu nhiều áp lực hơn.

Điều này khiến đầu gối bị quá tải mà dẫn tới sưng đau và bị viêm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khớp gối bị thoái hóa hoặc viêm bao hoạt dịch nguy hiểm.

Tập luyện quá sức sẽ khiến đầu gối của bạn bị đau nhức khó chịu
Tập luyện quá sức sẽ khiến đầu gối của bạn bị đau nhức khó chịu

Chạy bộ sai tư thế gây ảnh hưởng tới đầu gối

Kỹ thuật trong chạy bộ không quá khó, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng sẽ dẫn tới những chấn thương cơ thể. Đầu gối là nơi chịu ảnh hưởng của ngoại lực sinh ra trong lúc chạy.

Nếu bạn dùng lực quá mạnh khi chạm đất sẽ khiến sụn chêm ở đầu gối bị rách. Còn nếu, bạn thay đổi tư thế đột ngột như xoay chân sẽ khiến dây chằng ở gối bị tổn thương. Những điều này sẽ khiến khớp gối sưng đau và khó khăn trong đi lại.

Người thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể lớn làm các dây thần kinh ở đầu gối bị chèn ép. Điều này khiến các mạch máu bị chèn ép dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, làm khớp gối bị viêm sưng. Từ đó khiến cử động của khớp gối gặp khó khăn và đau nhức thời gian dài.

Người bị đau khớp gối có nên chạy bộ không?

Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì vận động là cách giúp cơ thể phục hồi chức năng. Cần dựa vào tình trạng đau khớp gối để lựa chọn bài tập phù hợp, cụ thể là:

Người bị đau nhẹ

Những người bị đau đầu gối nhẹ vẫn có thể chạy bộ, tuy nhiên nên chạy với tốc độ chậm. Ngoài ra, nên ưu tiên các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi, đạp xe,…

Chạy bộ chậm

Những người có triệu chứng đau khớp gối nhẹ, vùng xung quanh không bị sưng đỏ thì có thể chạy bộ chậm. Nguyên nhân đau có thể do tập luyện liên tục với cường độ cao làm dây thần kinh bị chèn ép. Từ đấy khiến cơ đau mỏi, bạn cần thực hiện những bài tập giãn cơ kết hợp chạy bộ chậm.

Nếu sau một thời gian khớp gối không còn đau nhức nữa bạn có thể quay lại chế độ tập cũ. Còn nếu cơn đau gia tăng thì bạn nên đi khám để điều trị dứt điểm, tránh chấn thương nặng.

Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không? Vẫn có thể nhưng phải được sự cho phép của bác sĩ và ở mức độ nhẹ thôi
Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không? Vẫn có thể nhưng phải được sự cho phép của bác sĩ và ở mức độ nhẹ thôi

Đi bộ

Đi bộ là bài tập cường độ nhẹ nên tốt cho những người gặp vấn đề về khớp gối. Lợi ích của bài tập này mang lại là:

  • Vận động nhẹ nhàng là cách tốt để bao hoạt dịch tiết chất nhầy. Nhờ đó cải thiện tình trạng khô khớp và cứng khớp, giúp bạn dễ dàng thực hiện sinh hoạt hằng ngày. Tăng tiết dịch khớp giúp nuôi dưỡng sụn và phục hồi tế bào.
  • Đi bộ thường xuyên giúp máu lưu thông đều đặn, mang chất dinh dưỡng đến khớp tổn thương. Điều này giúp cho ổ khớp và các tế bào được nuôi dưỡng và phục hồi nhanh hơn.
  • Bài tập đi bộ khiến khớp gối vận động nhẹ nhàng, cải thiện độ linh hoạt và sức bền của đầu gối.
  • Đi bộ hỗ trợ duy trì cân nặng hiệu quả, từ đó giảm áp lực lên đầu gối. Điều này phòng ngừa sự phát triển của căn bệnh thoái hóa khớp gối.

Người bị đau nặng

Những người bị đau đầu gối thường xuyên, cơn đau kéo dài gây khó khăn trong di chuyển nên tới khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý chạy bộ sẽ khiến đầu gối bị tổn thương thêm làm tình trạng trở nặng. Sau đây là những bài tập an toàn và nhẹ nhàng bạn có thể tham khảo:

  • Tập yoga: Một số động tác đơn giản và nhẹ nhàng tác động tới phần chân sẽ giúp khớp gối phục hồi. Yoga là bộ môn tập trung vào hơi thở và kỹ thuật nên bạn không cần lo lắng đầu gối bị dồn áp lực khi tập luyện.
  • Bơi lội: Khi bạn vận động dưới nước thì các khớp cơ không phải chịu áp lực của cơ thể. Điều này giúp xương khớp được phục hồi và tăng độ dẻo dai cho sụn khớp. Bơi thường xuyên còn giúp bạn đẩy lùi lão hóa xương.
  • Đi xe đạp: Người bị đau khớp gối không nên vận động mạnh vì vậy bơi lội là bộ môn bạn không thể bỏ qua. Bài tập chủ yếu tập luyện các khớp ở chân ở cường độ vừa phải nên giúp phục hồi chức năng ở khu vực này nhanh hơn.
Đạp xe là bộ môn vận động nhẹ nhàng cho những người bị đau đầu gối
Đạp xe là bộ môn vận động nhẹ nhàng cho những người bị đau đầu gối

Những lưu ý cho người bị đau đầu gối khi chạy bộ

Sau khi bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bị đau khớp gối có nên chạy bộ không, thì đây là những điều bạn nên lưu ý để việc tập luyện an toàn hơn:

  • Trước khi tập luyện bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Duy trì vận động ở mức độ phù hợp để tránh gây tổn thương thêm cho đầu gối.
  • Bạn nên chọn đôi giày chạy chuyên dụng có miếng lót giảm chấn. Nó sẽ giúp hạn chế lực tác động lên đầu gối khi chạy. Giầy chạy cần vừa với bàn chân để hạn chế xước da khi vận động.
  • Quần áo gọn gàng và thoải mái sẽ giúp cho chuyển động của bạn dễ dàng hơn. Tránh mặc đồ bó sát sẽ khiến khớp gối của bạn bị đau và dễ cứng hơn.
  • Không nên cố gắng chạy bộ khi chân bị đau, thay vào đó hãy vận động nhẹ nhàng.
  • Tránh những mặt phẳng gồ ghề sẽ khiến bạn dễ mất cân bằng mà vấp ngã. Điều này sẽ khiến đầu gối bạn tổn thương đau nhức hơn.
  • Nên chia quãng đường chạy ngắn để có những quãng nghỉ để đầu gối không bị chiều nhiều áp lực.
Bạn nên chia quãng đường chạy để chân được nghỉ ngơi tránh đau nhức
Bạn nên chia quãng đường chạy để chân được nghỉ ngơi tránh đau nhức

Nếu bạn muốn đảm bảo an toàn để tránh bị chấn thương có thể sử dụng máy chạy bộ. Máy chạy bộ tích hợp nhiều tính năng sẽ giúp việc luyện của bạn đơn giản và hiệu quả hơn.

Sử dụng máy chạy bộ hỗ trợ người bị đau đầu gối

Máy chạy bộ sử dụng nhiều tính năng hiện đại và có nhiều chế độ luyện tập. Từ đó bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng.

Điều chỉnh cường độ bài tập

Các phím bấm chức năng trên bảng điều khiển cho phép bạn tăng, giảm tốc độ dễ dàng. Thông qua màn hình thông minh LCD bạn có thể theo dõi chỉ số tập luyện của mình. Để từ đó có những điều chỉnh kịp thời tránh gây tổn thương cho cơ thể.

Với những người đau đầu gối được khuyến khích để vận tốc thấp khi chạy. Mục đích là để cơ thể quen với máy, đồng thời giúp khớp cơ co duỗi nhẹ nhàng hạn chế đau nhức.

Hạn chế nguy cơ chấn thương khớp gối

Thay vì chạy bộ ngoài trời bạn có thể tập luyện ngay tại nhà với máy chạy bộ. Điều này giúp bạn tránh xe cộ, địa hình nguy hiểm và thời tiết không thuận lợi. Vì vậy mà giảm rủi ro chấn thương đầu gối trong quá trình tập luyện của bạn.

Chế độ leo dốc cho người đau đầu gối không chạy được

Việc tập luyện trên mặt phẳng tiêu tốn ít calo hơn so với mặt dốc. Nếu bạn bị đau nhức nặng không thể chạy bộ được có thể chuyển qua đi bộ dốc. Việc này vừa giúp cơ thể đốt mỡ vừa giúp bảo vệ đầu gối của bạn không bị đau khi tập luyện.

Nếu chân đau bạn có thể lựa chọn chế độ leo dốc thay vì chạy trên mặt phẳng

Sử dụng chế độ massage rung để giãn cơ và giảm đau sau tập

Sau khi tập luyện xong bạn có thể sử dụng máy massage để giãn cơ đầu gối. Chế độ rung của máy sẽ khiến cơ bắp của bạn được thư giãn và giảm đau nhanh chóng. Bạn chỉ cần đặt máy vào vị trí cần massage, sau đó nhấn nút điều khiển. Dùng máy trong khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp khớp gối của bạn đỡ đau hơn.

Bài viết trên đây Kiến Thức Làm Đẹp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người bị đau khớp gối có nên chạy bộ không. Thay vì chạy bộ, bạn nên chuyển qua vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… Những bộ môn này tốt cho việc phục hồi xương khớp hiệu quả.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan