Nếu chạy bộ bị đau bắp chân là vấn đề mà bạn đang gặp phải thì hãy xem qua bài viết này của Kiến Thức Làm Đẹp.
Bạn sẽ biết:
- Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân và đau khi chạy bộ.
- Cách giảm đau cơ bắp chân sau khi chạy bộ.
- Và cách giúp đỡ đau bắp chân trong khi chạy bộ.
Nguyên nhân chạy bộ bị đau và căng cơ bắp chân
Trước khi đi vào cách khắc phục chạy bộ bị đau bắp chân thì cùng tìm hiểu nguyên nhân trước nhé!
Cơ bắp chân bị giãn hoặc rách
Nếu bạn đang chạy bộ mà cơn đau nhức đột ngột xuất hiện thì có thể do cơ bị giãn hoặc rách. Tình huống này xảy ra khi các cơ dưới chân bị kéo căng quá mức.
Tình trạng này khiến các mô mềm bị tổn thương nhẹ, ảnh hưởng tới các sợi cơ. Nghiêng trọng hơn, nếu cơ bị đứt sẽ gây đau trầm trọng, nếu không chữa trị kịp sẽ ảnh hưởng tới khả năng đi lại.
Do tăng cường độ vận động
Nếu bạn tăng tốc độ chạy hoặc quãng đường lên trong thời gian ngắn cũng khiến bắp chân và phần dưới bị đau mỏi.
Hiện tượng này là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi vận động. Để giảm đau mỏi thì bạn nên thay đổi bài tập cho hợp lý với thể lực.
Co cơ và chuột rút
Chạy bộ bị đau bắp chân có thể do hiện tượng co cơ và chuột rút gây ra.
Mặc dù gây đau nhức khó chịu nhưng co cơ tự nhiên sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng.
Xuất hiện máu đông
Cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sẽ gây đau trong khi chạy bộ.
Điều này xảy ra trong tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể và vị trí xuất hiện cục máu đông có thể ở đùi hoặc dưới chân.
Người ít vận động, thừa cân, hút thuốc nhiều hoặc dùng nhiều thuốc có nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao hơn bình thường.
Bệnh động mạch ngoại biên
Chạy bộ bị đau bắp chân có thể do bệnh động mạch ngoại biên gây ra.
Lúc này, thành động mạch bị tắc nghẽn khiến máu không lưu thông được xuống dưới chân. Hệ quả là khiến chân bị đau nhức, đặc biệt khi đi bộ, chạy hoặc leo cầu thang.
Cách giảm đau bắp chân sau khi chạy bộ
Bị đau bắp chân khi chạy bộ tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tập luyện cũng như các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày.
Chườm đá lạnh để giảm cơn đau bắp chân
Chườm lạnh là cách giảm đau hiệu quả nhất được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bạn dùng đá lạnh bọc vào khăn bông mềm, chườm trực tiếp lên bắp chân bị tổn thương trong vòng 20 phút.
Cách này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trong 24h sau khi chạy bộ. Dưới tác động của hơi lạnh giúp cơ bắp co lại giảm nguy cơ bị giãn gây đau nhức.
Massage bắp chân sau khi chạy bộ giúp giảm đau hiệu quả
Khi chạy bộ bị đau bắp chân, massage sẽ là một phương pháp khá hiệu để giảm đau nhức bởi thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn. Qua đó, giảm sưng đau do tụ máu hoặc nghẽn mạch máu ở chân.
Bạn dùng đầu ngón tay hoặc con lăn để xoa bóp bắp chân bị tổn thương, nhẹ nhàng xoa từ trên xuống bên dưới mắt cá chân.
Thực hiện động tác chậm rãi trong khoảng 10 – 15 phút bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thực hiện các động tác giãn cơ sau khi chạy bộ
Sau buổi chạy thì bạn cần thực hiện các bài giãn cơ để giúp hạn chế đau nhức.
Khi bắp chân vẫn còn ấm nóng, bạn hãy kéo dãn tĩnh mạch để tăng cường lượng máu và oxy tới cơ bắp. Điều này giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương, ngăn chặn tình trạng sưng tấy, đau nhức.
Cách giúp đỡ đau bắp chân khi chạy bộ?
Để giảm tình trạng bị đau bắp chân khi chạy bộ thì bạn cần thực hiện một số điều sau:
Khởi động kỹ trước khi chạy bộ
Khởi động là bước quan trọng trước bất kì bài tập nào. Việc này không chỉ làm nóng cơ thể, giãn cơ khớp, còn giúp chân quen với sự thay đổi cường độ vận động.
Trước tiên, bạn thực hiện các động tác xoay khớp cổ, tay, vai, chân và đầu gối thật kỹ trong 5 phút.
Sau đó, bạn chạy bộ tại chỗ trong khoảng 3 – 4 phút để đầu gối được co duỗi. Động tác này tăng cường lưu thông máu tới khớp gối, hạn chế tình trạng co rút cơ hoặc nghẽn mạch trong lúc chạy.
Tham khảo: Các bài tập giãn cơ trước khi chạy mà bạn nên thực hiện
Chạy bộ đúng kỹ thuật và tư thế
Chạy sai kỹ thuật cũng khiến chân bạn bị tổn thương dẫn tới đau nhức khó chịu.
Trong lúc chạy, bạn cần hướng mũi chân ra bên ngoài tránh để mũi chân chạm vào nhau tạo ra va chạm đầu gối. Tiếp đất từ giữa bàn chân tới các đầu ngón chân, dậm chân nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương lên đầu gối và ống đồng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy chạy bộ để kiểm soát tốc độ trong lúc chạy. Thông qua màn hình của thiết bị, bạn sẽ biết được quãng đường, vận tốc, lượng calo,… từ đó điều chỉnh bài tập phù hợp với thể trạng.
Tập quá sức cũng gây ra đau nhức bắp chân, đầu gối và toàn bộ chân nên hãy tập ở mức độ vừa phải thôi nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn chạy bộ cho người mới bắt đầu chi tiết nhất
Tóm lại, chạy bộ bị đau bắp chân do nhiều nguyên nhân gây ra, hy vọng với các phương pháp ở trên có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn. Hãy tập luyện có kế hoạch và đúng kỹ thuật để hạn chế tối đa các chấn thương nhé! Đừng quên xem thêm các bài viết khác hay ho về chạy bộ trong website của Blog Kiến Thức Làm Đẹp.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau đầu gối khi chạy bộ nguyên nhân do đâu? Biện pháp phòng tránh
- Đau gót chân khi chạy bộ nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục?
- Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không? Chạy thế nào cho đúng?
Bình luận