Đi bộ hàng ngày không chỉ là thói quen tập thể dục, vận động thông thường mà bộ môn này còn giúp mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết đi bộ có tác dụng gì hay chưa? Hãy cùng chúng tôi kể tên 10 lợi ích bất ngờ mà đi bộ mang lại cho sức khỏe của chúng ta.
Những lợi ích của đi bộ
Nếu như bạn còn đang thắc mắc đi bộ có tác dụng gì thì sau đây là 10 tác dụng của đi bộ mang lại cho chúng ta.
Giúp giảm cân
Đi bộ là một bộ môn đơn giản được nhiều người lựa chọn để giảm cân, giảm mỡ thừa trên cơ thể. Mặc dù cường độ vận động của đi bộ không cao như chạy bộ hay một số bộ môn khác nhưng vẫn mang lại tác dụng giảm cân đáng kể. Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, những người thừa cân đi bộ thường xuyên 3 lần/tuần trong vòng 12 tuần có thể giảm khoảng 1,5% lượng mỡ trong cơ thể.
Theo các chuyên gia sức khỏe, đi bộ với tốc độ vừa phải 5km/h sẽ giúp tiêu hao khoảng 200 calo/giờ. Trong khi đó, tác dụng đi bộ nhanh với tốc độ 6,5 – 8km/h có thể tiêu hao 370 calo/giờ. Đối với đi bộ lên dốc hoặc đi bộ lên cầu thang, mức calo tiêu thụ có thể rơi vào 275 – 355 calo tùy từng tốc độ.
Tốt cho tim mạch
Đi bộ có tác dụng gì là một hình thức luyện tập cho tim mạch rất tốt. Trong quá trình đi bộ, nhịp tim của chúng ta tăng dần lên theo tốc độ di chuyển. Nhịp tim càng tăng cao thì hoạt động co bóp và bơm máu của tim càng tích cực hơn, lưu thông máu trong cơ thể cũng dồi dào hơn.
Chính vì vậy, đây là một phương pháp rất phù hợp để thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Từ đó giúp giảm đáng kể các nguy cơ huyết áp cao, cholesterol máu, tắc nghẽn mạch máu hay các căn bệnh khác có liên quan tới tim mạch.
Tốt cho phổi
Đi bộ càng nhanh càng đòi hỏi nhịp thở sâu và lượng oxy lớn để đảm bảo duy trì các chuyển động. Đi bộ 30 phút mỗi ngày kết hợp với hít sở sâu sẽ giúp cải thiện dung tích của phổi cũng như tăng sức mạnh cho hệ hô hấp.
Chưa kể tới, lợi ích của việc đi bộ trong không gian yêu thích, không khí trong lành cũng sẽ giúp cơ thể được nạp nguồn oxy dồi dào. Nhờ vậy lá phổi sẽ được làm sạch và được nuôi dưỡng khỏe mạnh hơn.
Giúp xương chắc khỏe
Đi bộ có tác dụng gì được xem là một trong những hoạt động thể chất có tác động rất tích cực tới sức khỏe xương khớp. Cụ thể, công dụng của đi bộ thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho xương, khớp được vận động liên tục. Từ đó tăng độ dẻo dai, dịch nhầy khớp để giảm các nguy cơ đau nhức, khó khăn khi vận động.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng, tác dụng của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp gia tăng mật độ xương một cách đáng kể. Nhờ vậy mà xương khớp sẽ trở nên chắc khỏe hơn và giảm thiểu các nguy cơ gãy xương, loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Xây dựng cơ bắp
Đi bộ không chỉ là hoạt động đi bộ có tác dụng gì cần sự vận động từ đôi chân mà bộ môn này đòi hỏi sự phối hợp từ nhiều nhóm cơ trên cơ thể. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp hệ thống cơ bắp chân, cơ đùi, mông, lưng, cơ bụng và tay hoạt động một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. Đặc biệt với cơ vùng chân và cơ bụng, đi bộ thường xuyên sẽ giúp cải thiện sự săn chắc của nhóm cơ này, đồng thời tăng sức mạnh, sức bền và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu về đi bộ có tác dụng gì đã chỉ ra rằng, đi bộ thường xuyên ít nhất 15 phút mỗi ngày có thể làm giảm cảm giác thèm ăn đường hay suy nghĩ thèm ăn đồ ngọt. Chính vì vậy, việc đi bộ thường xuyên là phương pháp rất tốt để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như giảm khả năng biến chứng của những bệnh nhân đang mắc tiểu đường.
Phòng chống ung thư
Có thể bạn chưa biết đi bộ có tác dụng gì thì theo các nhà khoa học của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, người hay đi bộ có thể giúp làm giảm các nguy cơ ung thư xuống gần 54% so với những người không vận động. Trong đó, một số loại ung thư tiêu biểu thường gặp có thể được hạn chế thông qua đi bộ như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ…
Tăng sức đề kháng
Thường xuyên đi bộ thể dục nói riêng và vận động thể thao nói chung sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt, rèn luyện khả năng chịu áp lực và tăng hệ miễn dịch trước các nhân tố gây bệnh thông thường.
Một số nghiên cứu đi bộ có tác dụng gì đã chỉ ra rằng, người đi bộ với tốc độ vừa phải 30 – 45 phút mỗi ngày có sức đề kháng và tế bào miễn dịch cao hơn hẳn người bình thường. Từ đó giúp chống lại hiệu quả các căn bệnh cảm ốm thông thường trước những biến đổi từ môi trường sống.
Cải thiện tinh thần
Đi bộ có tác dụng gì là biện pháp hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện tinh thần của người tập luyện. Đi bộ hay vận động nói chung sẽ giúp tác động tới hệ thần kinh, giải phóng hormone cảm xúc tích cực endorphins.
Nhờ vậy mà chúng ta sẽ nhanh chóng quên đi căng thẳng, mệt mỏi mà thay vào đó là cảm giác thư giãn, thanh thản, tích cực và yêu đời hơn. Đây cũng là lý do mà đi bộ được rất nhiều bác sĩ tâm lý khuyến khích các bệnh nhân của mình thực hiện để cải thiện đời sống tinh thần cũng như giảm các triệu chứng trầm cảm.
Xây dựng thói quen lành mạnh
Rõ ràng, việc dành thời gian mỗi ngày, mỗi tuần để vận động chính là cách chúng ta xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh, yêu bản thân. Việc đi bộ đều đặn sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính kỷ luật, sự chăm chỉ, nghiêm túc và còn hỗ trợ điều chỉnh cả các thói quen liên quan như ngủ sớm, dậy sớm, ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra, việc đi bộ ngoài trời hay tập luyện tại nhà cùng người thân yêu cũng là cách để kết nối người với người. Giúp nâng cao các mối quan hệ xã hội và tạo điều kiện để mọi người cùng tạo động lực tập luyện cho nhau.
Lưu ý để đi bộ phát huy tác dụng tốt nhất
Ngoài những lợi ích trên, việc đi bộ có tác dụng gì còn chịu ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố liên quan. Trong đó, người luyện tập cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
- Trang phục đi bộ: nên lựa chọn trang phục đi bộ phù hợp, tạo sự thoải mái cho vận động và không gây cản trở, đau nhức cho chân. Tốt nhất là chúng ta nên chọn một đôi giày đi bộ êm ái, vừa vặn cùng các trang phục gọn gàng, thấm hút mồ hôi tốt để tạo cảm giác thoải mái nhất khi đi bộ.
- Tư thế tập luyện: tư thế đi bộ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả đi bộ có tác dụng gì. Trong đó, người tập nên lưu ý luôn giữ thẳng lưng mà mở vai khi đi bộ, tránh gù lưng, gù vai hay cúi gập đầu vì có thể làm tổn thương đốt sống cổ. Ngoài ra, người đi bộ sẽ có sải bước chân vừa phải, tiếp đất bằng gót chân và đẩy lên từ lực ngón chân. Bạn cần ghi nhớ kỹ về kỹ thuật này để tránh các chấn thương không mong muốn.
- Ăn nhẹ và uống đủ nước: tránh đi bộ khi quá no hoặc bụng quá đói. Nên tập sau khi ăn nhẹ 30 phút hoặc sau bữa chính ít nhất 1 tiếng. Đồng thời bổ sung nước liên tục trong suốt quá trình đi bộ.
- Khởi động trước khi tập: khởi động kỹ các khớp, giãn cơ, chạy tại chỗ hay đi bộ nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể, phòng tránh nguy cơ căng cơ hay chuột rút.
- Tần suất đi bộ: tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để có hiệu quả tốt nhất. Tần suất đi bộ thích hợp là 3 – 5 buổi mỗi tuần với thời lượng khoảng 30 – 45 phút/buổi mà mức hợp lý nhất cho nhu cầu tập luyện thông thường.
Kiến Thức Làm Đẹp hy vọng với các thông tin trên đây, bạn đọc đã hiểu được đi bộ có tác dụng gì. Đây là môn thể dục vừa đơn giản, dễ tập mà lại tốt cho sức khỏe, vì thế hãy bắt đầu tập luyện ngay từ hôm nay.
Xem thêm bài viết:
- Đi bộ 30 phút giảm bao nhiêu calo? 45 phút? 1 tiếng?
- Phân biệt giữa đi bộ và chạy bộ khác nhau ở đặc điểm nào?
- Tuổi 60 đi bộ hàng ngày có tốt không? Cách đi bộ an toàn?
- Người già nên đi bộ hay đi xe đạp thì tốt cho sức khoẻ?
- Đi bộ đúng cách như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?
Bình luận