Kỹ thuật xuất phát cao trong chạy ngắn là chủ đề mà bạn đang muốn tìm hiểu thì hãy xem ngay bài viết này của Kiến Thức Làm Đẹp.
Bạn sẽ biết:
- Kỹ thuật xuất phát cao trong chạy ngắn gồm mấy giai đoạn? Cách thực hiện ra sao?
- Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật xuất phát cao trong chạy ngắn?
- Vì sao kỹ thuật xuất phát cao lại quan trọng trong chạy cự ly ngắn?
Kỹ thuật xuất phát cao trong chạy ngắn gồm mấy giai đoạn?
Trong chạy ngắn, kỹ thuật xuất phát cao gồm 3 giai đoạn và với mỗi giai đoạn bạn cần tuân theo 3 hiệu lệnh riêng của trọng tài. Cụ thể như sau:
✅ Giai đoạn 1: Vào chỗ
- Lúc này người chạy sẽ đứng tại vị trí ở phía sau vạch xuất phát, đặt chân thuận sát gần với vạch và tạo điều kiện để bứt tốc khi cần.
- Chân còn lại để ở phía sau và giữ khoảng cách với gót chân trước khoảng 20cm.
- Chú ý giữ lưng và thân người trong tư thế thẳng, tay để thoải mái phía trước và phía sau. Tốt nhất là tay phía trước trước ngược hướng chân không thuận.
✅ Giai đoạn 2: Sẵn sàng
- Sau khi nghe khẩu lệnh sẵn sàng thì người khi chạy sẽ bắt đầu khuỵu đầu gối xuống, nửa bàn chân trước tiếp xúc với mặt đất trong khi gót chân bắt đầu dần kiễng lên.
- Chân tay co duỗi tự nhiên và thân người phía trên có xu hướng nghiêng về phía trước để có đà chạy.
✅ Giai đoạn 3: Chạy
- Dùng chân trước đạp mạnh, duỗi thẳng chân để lấy lực và bắt đầu chạy.
- Chân sau đẩy nhanh về phía trước và lúc này người chạy phải đồng thời kết hợp đánh tay tự do để tạo ra cảm giác chạy nhịp nhàng và thoải mái.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật xuất phát thấp trong chạy ngắn
Khi thực hiện kỹ thuật xuất phát cao cần lưu ý gì?
Nhìn chung thì kỹ thuật xuất phát cao trong chạy ngắn cũng tương đối đơn giản nếu bạn đã ghi nhớ từng giai đoạn và khẩu hiệu. Tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý đến một số vấn đề như:
- Tư thế thân người: Trong quá trình chạy phải giữ cho thân trên hơi ngả về phía trước, không lắc vai quá nhiều nhằm giữ cân bằng và thả lỏng bước chạy. Tạo ra tư thế chạy thoải mái nhất có thể.
- Động tác của chân: Phải phối hợp động tác đạp sau với khả năng điều hướng của thân trên. Cố gắng đưa chân về phía trước với tốc độ nhanh hơn và tiết kiệm sức lực khi tiếp đất.
- Động tác của tay: Đánh tay so le với nhịp di chuyển của đôi chân nhằm giữ thăng bằng cho cơ thể.
- Điều chỉnh nhịp thở và bước chạy: Cố gắng hít thở sâu bằng cả mồm và mũi, điều tiết cân đối nhịp thở với từng bước chạy để tránh bị hụt hơi quá sớm.
Vì sao kỹ thuật xuất phát cao trong chạy nhanh quan trọng?
Kỹ thuật xuất phát cao trong chạy ngắn quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến kết quả và thành tích người chạy. Cụ thể là bởi kỹ thuật này sẽ giúp bạn:
- Tăng tốc nhanh hơn trong thời gian ngắn
Trong quá trình chạy cự ly ngắn thì tốc độ là điều cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp đến thành tích tập luyện cũng như hiệu suất vận động mà cơ thể đạt đến.
Nếu làm tốt ở khâu xuất phát thì bạn có thể bứt tốc nhanh chóng hơn, vượt xa khỏi đối thủ mà không cần tốn quá nhiều thời gian.
Đây là một trong những lý do chính khiến cho kỹ thuật này trở nên quan trọng trong chạy ngắn.
- Tránh tiêu hao sức lực không cần thiết
Thường thì chúng ta sẽ phải bỏ ra rất nhiều sức lực để khởi đầu bài chạy, lý do chính là vì cơ thể chưa có được quán tính di chuyển khi đang trong trạng thái đứng yên.
Thực hiện kỹ thuật xuất phát cao sẽ giúp bạn tối đa hóa thể lực và giảm tiêu hao không cần thiết khi cần xuất phát.
Lúc này, lượng thể lực tiết kiệm được sẽ được sử dụng để tăng tốc và giữ cho bạn luôn ở một trạng thái khỏe khoắn so với các đối thủ cạnh tranh.
Đã có rất nhiều trường hợp bị hụt hơi hoặc thua cuộc do tiêu hao quá nhiều sức lực ở giai đoạn xuất phát. Và cũng là lý do khiến kỹ thuật này trở thành kỹ năng bắt buộc phải nắm vững nếu muốn có thành tích tốt.
- Ổn định trọng tâm khi xuất phát
Chúng ta thường hay rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc ngã ngay khi vừa mới xuất phát. Lý do là bởi vì cơ thể không tiến vào trạng thái vận động hoàn hảo, không có sự kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân ngay khi vừa tăng tốc.
Thực hiện kỹ thuật xuất phát cao đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ bị mất thăng bằng, tạo ra nhịp độ vận động giữa tay và chân một cách hoàn hảo.
Dựa vào đó mà người chạy có thể ổn định trọng tâm và dễ dàng tăng tốc, không còn lo bị mất thăng bằng hay ngã khi chạy tốc độ cao.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các thông tin liên quan về kỹ thuật xuất phát cao trong chạy ngắn. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện thành tích của bản thân.
Xem thêm các bài viết về cách chạy bộ hiệu quả:
Bình luận